Dàn lạnh âm trần nối ống gió hay gọi chính xác là dàn lạnh giấu trần nối ống gió. Không giống các loại dàn lạnh treo tường, âm trần, áp trần sau khi lắp đặt ta sẽ thấy 1 phần dàn lạnh treo trên tường hoặc âm trên trần, nhưng dàn lạnh giấu trần nối ống gió được lắp đặt hoàn toàn giấu kín trên không gian trần thạch cao, kết nối với hệ thống ống gió và miệng gió để phân phối gió làm mát đã được xử lý tới các vị trí thích hợp trong từng không gian theo nhu cầu của khách hàng.
Ưu nhược điểm và cách hoạt động dàn lạnh âm trần nối ống gió
Khi lắp đặt hệ thống máy lạnh trung tâm hay cục bộ nối ống gió, ngoài dàn lạnh âm trần nối ống gió và dàn nóng như lắp đặt các dàn lạnh khác thì trong hệ thống này cần có thêm hệ thống ống gió và các miệng gió. Cùng tìm hiểu xem hệ thống này liên kết như thế nào nhé.
1. Dàn lạnh giấu trần nối ống gió
– Được thiết kế dạng hình hộp chữ nhật có 2 đầu rỗng, 1 bên cấp gió nối với box cấp và 1 bên hồi gió nối với box hồi.
– Hiện nay hầu hết các hãng ĐHKK như Daikin, Panasonic, Mitsubishi, Toshiba, LG, Samsung, Gree, Midea,… đều có kiểu dàn lạnh giấu trần nối ống gió được chia thành 3 loại:
Áp suất tĩnh thấp
Áp suất tĩnh trung bình
Áp suất tĩnh cao
– Dải công suất đa dạng phù hợp cho nhiều không gian lắp đặt: Dòng công suất thấp: từ 1hp – 5.5hp – Dòng công suất cao: từ 8hp – 60hp
– Về kích thước: một số dòng sản phẩm có độ cao nhỏ chỉ 200mm phù hợp cho cả các công trình có cao độ trần thấp cần dàn lạnh nhỏ gọn không ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Hệ thống ống gió kết nối với dàn lạnh âm trần nối ống gió.
2. Hệ thống ống gió để phân phối gió
– Dùng để dẫn gió và phân phối gió đến từng miệng gió cấp – cung cấp gió lạnh vào từng không gian phòng
– Dùng để thu hồi gió từ không gian phòng về miệng gió hồi – hồi gió về máy.
– Thường ống gió sẽ được sản xuất bằng tôn và được bọc cách nhiệt để gió lạnh không bị thất thoát nhiệt và đọng sương.
– Bên cạnh ống gió cứng bằng tôn còn có ống gió mềm cách nhiệt để kết nối từ ống gió tôn đến các box miệng gió.
Mục đích: Sử dụng ống gió để dẫn luồng khí lạnh từ dàn lạnh giấu trần nối ống gió tới miệng gió đã được bố trí và hồi gió từ phòng về dàn lạnh.
3. Miệng gió
– Miệng gió được nối trực tiếp với ống gió dùng xả gió cung cấp vào không gian phòng và hồi gió trong phòng về dàn lạnh.
– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại miệng gió với mẫu và kiểu dáng phong phú tùy thuộc vào thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư chọn miệng gió thích hợp.
Dựa vào đặc điểm trên có thể kết luận 1 số ưu nhược điểm của dàn lạnh âm trần nối ống gió như sau:
Ưu điểm: Tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cho không gian lắp đặt. Người sử dụng chỉ thấy những có miệng gió hoặc có thể phối hợp thiết kế nội thất ẩn miệng gió. Thiết bị dàn lạnh có thể được bố trí ngoài không gian phòng để thuận tiện cho việc bảo trì và sửa chữa mà không ảnh hưởng đến không gian riêng tư.
Hệ thống được phân phối gió đều đến các vị trí, cân bằng luồng không khí mát lạnh khắp nơi trong phòng. 1 dàn lạnh với công suất phù hợp có thể làm mát nhiều không gian.
Tùy biến và linh hoạt lắp đặt miệng gió đảm bảo nhu cầu sử dụng của từng gian phòng. Hoạt động êm ái, độ ồn thấp.
Nhược điểm: Chi phí đầu tư lắp đặt cao hơn các lắp đặt kiểu dàn lạnh khác vì phải lắp đặt thêm hệ ống gió phân phối gió và miệng gió => chi phí nhân công và vật tư cao.
Phải được lắp đặt trước khi hoàn thiện trần.
Lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng phức tạp và mất nhiều thời gian.